Bắc Ninh tập trung phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp

09:02' - 06/11/2024
BNEWS Việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2030 hướng đến việc tăng quỹ đất cho phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu tập trung vào phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp; đồng thời tối ưu hóa nguồn lực đất đai.

Thực hiện chủ tr💛ương này, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành các quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 cho các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn. 

 

Bắc Ninh đã chủ động thực hiện các điều chỉnh, đảm bảo sự phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương; đặc biệt chú trọng đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Bởi trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là cần thiết để tối ưu hóa nguồn lực đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển. 

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh sẽ tạo cơ sở pháp lý để các địa phương triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh; hướng đến việc tăng quỹ đất cho phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. 

“Các khu vực có tiềm năng phát triển đô thị, dịch vụ được ưu tiên điều chỉnh, tạo﷽ điều kiện ﷺhình thành các khu đô thị mới, trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại” – Chủ tịch tỉnh khẳng định.

Bên cạnh đó, thông qua điều chỉnh quy hoạch, Bắc Ninh thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nông nghiệp kém hiệu quả được chuyển đổi sang đất công nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp, góp phần tăng năng suất lao động và giá trị sản xuất. 

Tuy nhiên, việc điều chỉnh vẫn đảm bảo quỹ đất quốc phòng, an ninh, củng cố an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Mặc dù chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp những Bắc Ninh vẫn ưu tiên đất cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo an ninh lương thực – ông Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Hiện các quyết định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của Bắc Ninh đều chú trọng đến yếu tố bảo vệ môi trường. Việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, kết hợp với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học được đặt lên hàng đầu…

Cụ thể, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của các huyện Tiên Du, Gia Bình, th✃ị xã Quế Võ, thị xã Thuận Thành, huyện 🔴Yên Phong, thành phố Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh. 

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là mảnh ghép phát triển hạ tầng giao thông của Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN

Nộidung chủ yếu gồm: điều chỉnh diện tích cho các loại đất (nông nghiệp, phi nông nghiệp, chưa sử dụng) để phù hợp với nhu cầu phát triển và quy hoạch chung; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang ph🐭i nông nghiệp, đất phi nông nghiệp sang đất ở để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ; đưa đất chưa sử dụng vào khai thác cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất.

Để ưu tiên triển đô thị, dịch vụ và công nghiệp, huyện Tiên Du chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp, chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản. Huyện Gia Bình thực hiện chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, tập trung vào đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại dịch vụ.

Cùng đó, Thị xã Quế Võ, Thuận Thành, Yên Phong, thành phố Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh sẽ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phát triển đất khu công nghiệp, đất ở đô thị.

Tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm công bố công khai các điều chỉnh quy hoạch, tổ chức thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. 

Trên cơ sở đó, các địa phương cần tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật đất đai; thực hiện công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, năng lượng.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục