9 tháng, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 25%

10:15' - 09/10/2024
BNEWS 9 tháng, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động lên hơn 183 nghìn doanh nghiệp. Như vậy, bình quân mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại.
               Công nhân nhà máy Sung Hwa Vina kiểm tra sợi trên máy dệt tất. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN

 

Tổng cục Thống kê cho biết, 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 121,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.158,5 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 735,0 nghìn lao động, tăng 3,4% về số doanh nghiệp, tăng 3,4% về vốn đăng ký và giảm 3,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong chín tháng năm 2024 đạt 9,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong chín tháng năm 2024 là 2.310,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Bên cạnh đó, cả nước có hơn 61,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 25 % so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong chín tháng năm 2024 lên hơn 183,0 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Như vậy, bình quân một tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt đ💯ộng.

 

Ở chiều ngược lại, trong tháng 9/2024, có 4.233 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 20,6% so với tháng trước và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2023; 7.410 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 43,6% và tăng 40,5%; có 1.605 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 16,7% và tăng 26,8%.

Tính chung số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời trong 9 tháng là 86,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước; gần 61,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 33,4%; gần 15,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,9%. Bình quân một tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

 

 

Theo Tổng cục Thống kê, với số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động (20,3 nghìn doanh nghiệp) cao hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (18,2 nghìn doanh nghiệp) cho thấy khu vực doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực.

Tuy vậy, kết quả khảo sát doanh nghiệp trong quý 3/2024 đã chỉ ra rằng với những ảnh hưởng của bão Yagi trong tháng 9/2024, các doanh nghiệp đã đánh giá tình hình sản xuất trong quý này kém lạc quan hơn so với trước.

Cụ thể, tổng hợp kết quả khảo sát 30.587 doanh nghiệp cho thấy có 23,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 3/2024 tốt hơn quý 2/2024; 48,3% giữ ổn định; 28,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. So với quý 2/2024 tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn quý trước giảm 2,4%; khó khăn hơn tăng 1,7%.

Theo ngành kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan nhất với 34,7% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý 3/2024 so với quý 2/2024 tốt hơn; 42,6% giữ ổn định; 22,7% doanh nghiệp đánh giá hoạt động khó khăn hơn. So với quý 2/2024 tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn quý trước giảm 4%; khó khăn hơn tăng 1,9%.

Ngành thương mại, dịch vụ có 18,7% doanh nghiệp đánh giá hoạt động quý 3/2024 so với quý 2/2024 tốt hơn; 53,1% giữ ổn định; 28,2% doanh nghiệp đánh giá hoạt động khó khăn hơn. So với quý 2/2024 tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn quý trước giảm 3%; khó khăn hơn tăng 1,3%.

Ngành xây dựng có 25,7% doanh nghiệp đánh giá hoạt động quý 3/2024 so với quý 2/2024 tốt hơn; 40,8% giữ ổn định; 33,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. So với quý 2/2024 tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thuận lợi hơn quý trước giảm 0,7%; khó khăn hơn tăng 2,8%.

Tổng cục Thống kê cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong tháng 9/2024, cả nước có 11,2 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 92,8 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 63 nghìn lao động, giảm 16,3% về số doanh nghiệp, giảm 25,5% về vốn đăng ký và giảm 12,3% về số lao động so với tháng 8/2024.

༺So với cùng kỳ năm trước, giảm 🙈5% về số doanh nghiệp, giảm 5,8% về số vốn đăng ký và giảm 16,3% về số lao động.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9 đạt 8,3 tỷ đồng, giảm 11,1% so với tháng trước và giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có gần 🔯6,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 23,7% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Chia sẻ sức chống chịu của khu vực doanh nghiệp Việt Nam trước ảnh hưởng của siêu bão, bà Phí Thị Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết, qua nắm tình hình của các doanh nghiệp cho thấy, mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp rất lớn. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, tàu cá khai thác thuỷ hải sản, tàu du lịch, lồng bè nuôi trồng thuỷ hải sản trên mặt biển thiệt hại nặng nề sau bão.

Trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, nhiều tài sản có giá trị lớn của không ít doanh nghiệp đã bị hư hỏng như nhà xưởng, tàu thuyền, phương tiện giao thông, máy móc, trang thiết bị, hàng hoá…

Phần lớn các doanh nghiệp khác tại các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng gián tiếp như phải đóng cửa, ngừng sản xuất kinh doanh hoặc giảm năng suất, doanh số trong thời gian bão lũ do người lao động không thể đi làm, hàng hoá không thể vận chuyển hoặc không thể tiếp cận được khách hàng.

Trước tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới còn nhiều khó khăn, nhu cầu thị trường chưa có sự phục hồi mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác, đơn hàng. Chính vì vậy, việc tổ chức các hoạt động kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đơn hàng, đối tác là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Bộ này sẽ tập trung triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tăng cường quản lý thương mại điện tử, phòng, chống gian lận xuất xứ, buôn lậu…

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục