70 năm Giải phóng Thủ đô: Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật “Rồng bay”

09:54' - 04/10/2024
BNEWS 70 năm Giải phóng Thủ đô: Bài 2: Giao thông kết nối, sức bật “Rồng bay”

꧃Hà Nội từng là đô thị nhỏ, người dân chủ yếu tập trung ở 36 phố phường nội thành. Ngay cả thời điểm năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhưng cơ bản là chỉ lớn về mặt diện tích với trên 3.359 km², cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối còn yếu kém, thiếu đồng bộ, nhiều hạn chế, khó khăn trong đi lại, vận chuyển sản xuất, kinh doanh.

Bằng nỗ lực rất lớn, Hà Nội🐽 đã thực hiện khát vọng “Rồng bay” về mọi mặt, trong đó lớn mạnh cả về kinh tế, văn hóa và kiến thiết xây dựng một đô thị cỡ lớn khang trang, nhiều công trình giao thông tầm cỡ xuyên tâm và hướng tâm, giúp kết nối liên hoàn giữa các vùng khó khăn trong thành phố và đưa Hà Nội ra với bên ngoài một cách thuận tiện. Trung ương và Hà Nội đã có nhiều định hướng để Thủ đô “cất cánh”.

Giao thông tầm cỡ, Thủ đô vươn tầm

ไHà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương, là một trong hai đô thị loại đặc biệt và có dân số đông nhất của cả nước với gần 10 triệu người, nên nhu cầu đi lai, giao lưu, vận chuyển hàng hóa rất lớn. Chính vì vậy, “tắc đường, kẹt xe” là “đặc sản” mà ai từng sinh sống ở đây đều cảm nhận được. Với dân số đông và mật độ giao thông cao, Hà Nội đã đối mặt với nhiều thách thức và nan giải trong việc quản lý và đưa ra các giải pháp cải thiện hạ tầng giao thông.

𓄧Vậy nhưng, chỉ khoảng chục năm qua, bộ mặt giao thông Hà Nội như được khoác chiếc áo mới, phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều công trình trọng điểm, nhiều quốc lộ huyết mạch, cao tốc được hình thành với số vốn hàng trăm ngàn tỷ đồng. Thành phố đã đầu tư mạnh vào việc xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, bao gồm xe buýt, xe buýt nhanh BRT, tàu điện trên cao và metro.

⭕Dự án tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội, sau nhiều năm thi công, đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng di chuyển cho người dân. Bên cạnh đó, hệ thống xe buýt cũng được mở rộng và hiện đại hóa, với nhiều tuyến mới và xe buýt điện thân thiện với môi trường.

🎀Hà Nội cũng chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, nội đô với việc mở rộng các tuyến đường, xây dựng hàng chục cây cầu vượt và các nút giao thông thông minh nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc. Các dự án quy hoạch giao thông đô thị cũng được triển khai đồng bộ, hướng tới việc tạo ra một mạng lưới giao thông kết nối hiệu quả và bền vững.

🎀Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, những nỗ lực nói trên là nhờ sự quyết liệt chỉ đạo từ cấp Trung ương và thành phố, cũng như sự vào cuộc khẩn trương của các sở, ngành, quận, huyện. Bởi làm một tuyến đường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân sinh, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng ảnh hưởng tới tiến độ của nhiều dự án. Đây cũng là một bất cập, khó khăn lớn mà tới đây, khi thực hiện Luật Đất đai, Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tháo gỡ rất nhiều.

🌟Những thành quả mà giao thông mang lại không chỉ giúp cải thiện tình hình giao thông mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của thành phố. Hà Nội đang từng bước trở thành một thành phố hiện đại, với hệ thống giao thông đồng bộ và thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và du khách.

🐻Nhìn bức tranh tổng thể giao thông Hà Nội có thể thấy có rất nhiều đường huyết mạch, kết nối với cao tốc đi các vùng miền, tỉnh, thành phố thuận tiện như: hệ thống đường Vành đai 1 – 2 – 2,5 – 3 và đường Vành đai 4 đang khẩn trương thi công dự kiến hoàn thành vào năm 2027. Từ thành phố Hà Nội có thể đi các tỉnh phía Đông, Đông Bắc qua các Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn; đi các tỉnh phía Bắc và Tây Bắc qua các tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai; Hà Nội – Thái Nguyên; cao tốc Láng - Hòa Lạc kết nối cao tốc đi Hòa Bình; đi các tỉnh đồng bằng sông Hồng và tỉnh phía Nam qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 1 A…

༒Hà Nội còn kết nối với tuyến đường sắt Bắc – Nam và các tuyến đường thủy trên nhiều con sông lớn. Đặc biệt, Hà Nội có sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế giao thương đi lại, vận chuyển hàng hóa với hàng trăm nước trên thế giới.

Định hướng lớn, tầm nhìn xa cho đột phá giao thông

🦋Để phát triển Hà Nội bền vững trong tương lai, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, trước hết, việc đầu tư mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông là rất cần thiết, bao gồm xây dựng thêm các tuyến đường, cầu, hệ thống metro để giảm tải cho các tuyến đường hiện tại.

🌜Thứ hai, cần phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm và các phương tiện công cộng khác thông qua việc cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng tần suất và giảm giá vé.

♏Thứ ba, cần triển khai các biện pháp quản lý giao thông thông minh, như lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu tự động, camera giám sát và ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi và điều phối giao thông hiệu quả. Cuối cùng, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về việc sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường (xe đạp và đi bộ) cũng rất quan trọng để giảm thiểu ùn tắc và ô nhiễm. Những giải pháp này sẽ góp phần tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn và hiệu quả cho Hà Nội trong tương lai.

♒Tới đây, Hà Nội sẽ phát triển giao thông như thế nào? Đây là vấn đề luôn được Bộ Chính trị, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm và có nhiều văn bản định hướng tầm nhìn xa. Trong đó, có 3 nghị quyết của Bộ Chính trị có liên quan như: Nghị quyết số 15 về nhiệm vụ phát triển Thủ đô; Nghị quyết 06 về Quy hoạch phát triển bền vững đô thị Việt Nam; Nghị quyết 30 về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng. Tất cả các Nghị quyết trên định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

✤Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiều đồ án liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không; đồ án quy hoạch giao thông của 8 tỉnh tiếp giáp với Hà Nội…

𒉰Hiện nay, Hà Nội đang tổ chức rà soát, đánh giá quy mô lớn, trong đó lấy ý kiến nhân dân; tổ chức hội nghị hướng dẫn cho 30 quận, huyện; các cuộc họp chuyên đề; hội nghị liên vùng 8 tỉnh giáp ranh để thống nhất phương án kết nối.

💫Tới đây, một số vấn đề mới đang được thành phố Hà Nội quan tâm khi tổ chức nghiên cứu rà soát quy hoạch là: hình thành 2 thành phố trong thành phố, bao gồm thành phố phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); hình thành 5 trục phát triển gồm: trục không gian sông Hồng, trục Hồ Tây - Ba Vì, trục Hồ Tây - Cổ Loa, trục Nhật Tân - Nội Bài, trục không gian phía Nam.

♛Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thì đến năm 2030, Hà Nội có quy mô dân số từ 9-9,2 triệu người, năm 2050 là 10,8 triệu người. Theo Quy hoạch chung đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, có dân số năm 2045 từ 12,55- 14,6 triệu người. Điều chỉnh quy mô sân bay Nội Bài từ 50 triệu hành khách/năm lên 100 triệu hành khách/năm. Dự kiến sân bay thứ 2 nằm ở phía Nam (30 triệu hành khách/năm).

🐠Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Ga Hà Nội hiện tại sẽ được bàn giao lại cho thành phố Hà Nội quản lý và được xác định là ga đầu mối của mạng lưới đường sắt đô thị.

ღNhững yếu tố trên đang được thành phố cân nhắc, tính toán để điều chỉnh phù hợp bắt nhịp với sự phát triển, cũng như thực hiện đúng các quy định, các luật và các đồ án quy hoạch vừa được và dự kiến sắp tới sẽ được Quốc hội, Chính phủ thông qua và phê duyệt./. (Còn tiếp)

Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục